Nội dung bài viết
I. Bùng nổ sàn thương mại điện tử
Năm 2022 tiếp tục là “năm không nghỉ” của các sàn thương mại điện tử Việt Nam với sự cạnh tranh và tăng trưởng bùng nổ
Việt Nam đang là một trong những thị trường thương mại điện tử tiềm năng nhất trong khu vực với mức tăng trưởng hai con số. Theo báo cáo Chỉ số thương mại điện tử do VECOM công bố, vào năm 2021, đà tăng trưởng của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam là 20%, đạt trên 16 tỷ USD. Bất chấp hai năm hứng chịu sự ảnh hưởng của đại dịch , trên bản đồ thương mại điện tử, Việt Nam vẫn là thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Đến năm 2025, quy mô của thị trường thương mại điện tử Việt Nam ước tính đạt 39 tỷ USD.
Nhắc đến các sàn thương mại điện tử hiện nay ở Việt Nam phải kể đến bộ ba: Shopee, Lazada và Tiki. Đây là ba sàn thương mại điện tử lớn, nổi bật với các chiến lược có doanh thu cao.
Cụ thể, Shoppe đang là sàn thương mại điện tử chiếm thị phần lớn nhất thị trường Việt Nam hiện nay với doanh thu đạt tới 43.118 tỷ đồng, chiếm 72% thị phần phần tính từ tháng 11/2021 đến tháng 5/2022. Với các chiến lược mang tính dài hạn, Shopee đã và đang củng cố vị thế là một trong các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam được nhiều người ưa chuộng.
Sàn thương mại điện tử Việt Nam với sự cạnh tranh và tăng trưởng bùng nổ
Nếu bạn đang muốn kiếm tiền từ sàn thương mại điện tử, Shopee là cơ hội mà các nhà kinh doanh không nên bỏ qua
Tiếp đến là Lazada, sàn thương mại điện tử đến từ ông lớn Alibaba. Ghi dấu ấn với các chiến dịch truyền thông mạnh mẽ, quy mô, chú trọng nội dung với những hình ảnh bắt mắt, Lazada nhanh chóng thu hút được nhiều người dùng. Chiếm 20,9% thị phần tương ứng với 12,539 tỷ đồng, Lazada hiện chiếm vị trí thứ 2 trong các sàn thương mại điện tử lớn ở Việt Nam hiện nay.
Thứ 3 là sàn thương mại điện tử Tiki, thành lập năm 2010 với định hướng ban đầu là nhà sách. Trải qua 9 năm xây dựng và phát triển, Tiki đã trở thành website thương mại điện tử cung cấp 26 ngành hàng khác nhau với số lượng người truy cập khá phổ biến. Mặc dù đứng thứ 3, mức thị phần có vẻ kém xa Shopee và Lazada nhưng về mức độ hài lòng của khách hàng, Tiki lại cao hơn hẳn. Theo khảo sát, 46% khách mua hàng Tiki hài lòng về dịch vụ trong khi chỉ có con số này của Shopee chỉ là 22% còn Lazada là 24%.
Thương mại điện tử luôn là một thị trường tiềm năng. Mặc dù cạnh tranh khốc liệt nhưng các sàn thương mại điện tử hiện nay vẫn tiếp tục đầu tư mạnh tay cho lĩnh vực này. Đặc biệt, khi đại dịch thay đổi cách cả thế giới vận hành cũng như chuyển đổi số, thương mại điện tử đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống người tiêu dùng và thế giới kinh doanh
II. Thương mại điện tử – Hướng đi tất yếu cho doanh nghiệp trong tương lai
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 cùng với sự phát triển của internet, xu hướng kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử đã lại sự tối ưu về mặt kinh tế cho rất nhiều ngành kinh doanh. Bán hàng online trở thành xu hướng tất yếu, nhân tố cốt lõi của kinh tế toàn cầu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc, trong đó có cả Việt Nam.
Mua sắm trực tuyến mang lại nhiều trải nghiệm đơn giản, thuận tiện cho người tiêu dùng. Theo một nghiên cứu của Facebook đối với khách hàng, có tới 81% người tiêu dùng nói rằng thói quen mua sắm của họ đã thay đổi từ khi đại dịch Cobid-19 bùng phát và 92% trong số đó khẳng định rằng sẽ tiếp tục mua sắm online dù dịch bệnh có tiếp diễn hay không.
Đây chính là số liệu tích cực cho thấy việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử là lựa chọn, xu hướng tất yếu cho các cá nhân, doanh nghiệp. Đừng bỏ lỡ việc kiếm tiền từ sàn thương mại điện tử – một miếng bánh béo bở, thị trường đầy tiềm năng. Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang giúp đông đảo nhà bán hàng chuyển mình, thử sức và lột xác ngoạn mục.
Đặc biệt từ giờ đến cuối năm, nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng lớn. Đây chính là cơ hội vàng để các nhà bán hàng xây dựng và mở rộng mối quan hệ với các nhóm khách hàng khác nhau, bứt phá doanh thu trước hàng loạt các chương trình, lễ hội mua sắm lớn trên các sàn thương mại điện tử.
Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang giúp đông đảo nhà bán hàng chuyển mình, thử sức và lột xác ngoạn mục.
Tuy nhiên, việc kinh doanh trên sàn nào, bán gì trên sàn thương mại điện tử cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công cho doanh nghiệp khi kinh doanh trên sàn thương mại điện tử.
>> Tham khảo thêm:
- Những lợi ích của dịch vụ thiết kế sàn thương mại điện tử
- SAGANO – Lựa chọn dịch vụ hàng đầu về thiết kế sàn thương mại điện tử
- Dịch vụ setup gian hàng thương mại điện tử chuyên nghiệp nhất hiện nay
III. Kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nào hiệu quả
Các sàn thương mại điện tử hiện nay đều đang nhắm tới các tập khách hàng với những khác biệt nhất định.
Shopee
Đặc điểm:
- Đây là sàn thương mại điện tử có số lượng khách hàng thiên về nữ giới. Họ là những người trẻ, độ thích nghi cao, muốn tìm hiểu điều mới mẻ
- Ngành hàng thế mạnh: Mỹ phẩm, thời trang, nhà cửa, đời sống, sức khỏe, đồ điện tử…
Ưu điểm:
- Tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn
- Quy trình đăng ký bán hàng dễ dàng, nhanh chóng
- Nhà bán hàng hoàn toàn không mất phí hay % hoa hồng
- Hỗ trợ phí vận chuyển, chính sách vận chuyển cực ưu đãi
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn
Nhược điểm
- Mức độ cạnh tranh cao
- Hàng giả, hàng nhái, bán phá giá phổ biến khiến nhà bán hàng gặp khó khăn
- Đối với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ phí ship sẽ gặp khó khăn vì phí vận chuyển lớn
Lazada
Đặc điểm:
- Khách hàng nam nhiều hơn khách nữ.
- Ngành hàng thế mạnh: Đồ điện tử, mỹ phẩm, thời trang, đồ gia dụng, thực phẩm, thể thao, du lịch.
Ưu điểm:
- người bán được trả mức hoa hồng khá hấp dẫn
- Hoạt động Marketing tốt nhằm đẩy mạnh thương hiệu, thúc đẩy mua sắm.
- Mở gian hàng hoàn toàn miễn phí.
- Quyền lợi người tiêu dùng được bảo vệ, quy định bằng các chính sách đáng tin cậy
- Nguồn gốc sản phẩm được đăng bán trên các gian hàng đều đảm bảo chất lượng, xuất xứ rõ ràng.
- Thông tin khách hàng được bảo mật kỹ càng, thái độ phục vụ tốt.
Nhược điểm:
- Thủ tục đăng kí gian hàng trải qua nhiều bước còn phức tạp, điều khoản trong hợp hợp đồng khá khắt khe.
- Các chi phí như vận chuyển, lấy hàng và chiết khấu còn khá lớn
- Thời gian giao hàng lâu khá lâu
- Do chính sách bảo vệ quyền lợi tập trung vào người mua khiến người bán khá thụ động
- Nhiều mặt hàng mặc dù đã giảm giá nhưng vẫn cao hơn giá bán ở các sàn khác.
Tiki
Đặc điểm:
- Giới tính khách hàng cân bằng, ổn định. Độ tuổi trẻ
- Ngành hàng thế mạnh: Sách, đồ điện tử, văn phòng phẩm, nhà cửa, đời sống
Ưu điểm
- Sản phẩm đăng bán đều được kiểm định kỹ lưỡng về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ
- Thế mạnh của sàn là các mặt hàng sách, chiết khấu khá cao
- Nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho người mua, đổi trả hàng theo quy định.
- Chính sách giao hàng ưu đãi.
- Thông tin cá nhân khách hàng được bảo mật rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.
Nhược điểm
- Các mặt hàng trên sàn thương mại điện tự còn khá còn ít, chưa đa dạng.
- Thời gian giao hàng từ 4-10 ngày làm việc, gây khó khăn cho người mua.
Để kiếm tiền từ các sàn thương mại điện tử, các nhà bán hàng, kinh doanh cần nghiên cứu kỹ phân khúc khách hàng, ngành hàng để có thể lựa chọn sàn phù hợp. Trên đây là những điều cần biết về sàn thương mại điện tử trước khi quyết định kinh doanh trên thị trường này. Hi vọng với những chia sẻ trong bài viết này, nhà bán hàng sẽ có thêm cho mình những gợi ý để lựa chọn được sàn thương mại điện tử phù hợp để đăng bán sản phẩm.