hellosagano chien luoc marketing mix 4p cua shopee 02

    CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX 4P CỦA SHOPEE

    Shopee một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất hiện nay tại Việt Nam, chính thức đặt chân vào thị trường Việt Nam từ tháng 8/ 2016 lúc này trên thị trường đã có sự chiếm lĩnh của các nền tảng thương mại điện tử “sừng sỏ” khác như: Lazada, Tiki, Sendo. Là một kẻ đi sau làm thế nào mà Shopee có thể vượt mặt được những đối thủ cạnh tranh mạnh, để rồi vươn lên trở thành trang thương mại điện tử có chỗ đứng như hiện tại. Một trong những mắt xích quan trọng góp phần vào sự thành công đó không thể không kể đến đó là sự thành công trong chiến lược marketing của shopee.

    I. Phân tích Chiến lược marketing Mix 4P của Shopee

    Dưới đây sẽ là những phân tích chiến lược 4P của shopee bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (giá), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá).
    Phân tích Chiến lược marketing Mix 4P của Shopee
    Những phân tích chiến lược 4P của shopee

    1. Chiến lược sản phẩm của Shopee – Product

    Là một sàn thương mại điện tử do đó sản phẩm chính của shopee là cung cấp dịch vụ nơi để người mua, người bán có thể dễ dàng tìm đến để thực hiện những giao dịch mua bán hàng hóa.
    Shopee thu hút khách hàng của mình bằng cách tập trung phát triển ứng dụng được dành riêng cho từng quốc gia đây cũng được coi là một phần trong chiến lược địa phương hóa cho từng thị trường mà shopee đang thực hiện. Bên cạnh đó việc phát triển và tối ưu trang web với nhiều ngôn ngữ khác nhau, giao diện thiết kế dựa theo thói quen sử dụng của khách hàng giúp việc trải nghiệm của khách hàng được tốt nhất.
    Đối tượng khách hàng mục tiêu của shopee là tập trung vào các hoạt động chăm sóc cá nhân như thời trang, mỹ phẩm có thể nói đây là một trang thương mại điện tử phù hợp cho những ai thích làm đẹp

    2. Chiến lược giá của Shopee

    Cạnh tranh về giá là một trong những chiến lược marketing của shopee được áp dụng rất hiệu quả. Công ty hiểu rằng với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt như hiện nay thì ngoài việc cung cấp tới khách hàng nền tảng thông minh, dễ sử dụng, phù hợp với thói quen của họ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất cần thiết.
    Thông qua việc kích thích các chủ hộ kinh doanh bằng những hình thức cung cấp mức giá ưu đãi khi chủ shop tham gia đăng ký trở thành thành viên của shopee, việc hỗ trợ tối đa về phí ship, code freeship cũng được hãng thường xuyên triển khai.

    3. Kênh phân phối của Shopee

    Shopee một nền tảng mua sắm trực tuyến lớn tại Việt Nam, công ty đã tập trung phát hành ứng dụng dành riêng cho điện thoại thông minh, máy tính bảng, bên cạnh đó là một trang web chạy trên trình duyệt máy tính. Tất cả những kênh thương mại mà shopee phát hành đều đem lại những tiện lợi và trải nghiệm rất tốt đối với khách hàng, giúp họ có thể truy cập mua hàng ở mọi lúc mọi nơi.

    4. Chiến lược truyền thông của Shopee

    Một trong những yếu tố giúp tạo sự thành công cho chiến lược marketing của shopee không thể không kể đến đó là đẩy mạnh các kênh truyền thông. Shopee tập trung truyền thông trên các nền tảng lớn và phổ biến ở Việt Nam như Facebook, Google. Cùng với đó là xuất hiện nhiều trên các phương tiện giao thông công cộng, trên TV.
    Hình thức Affiliate Marketing cũng được shopee đẩy mạnh nhằm gia tăng lượng khách hàng lớn cho công ty, hình thức này không những giúp các đối tác tiếp thị có thể kiếm thêm hoa hồng từ việc giới thiệu thành công mà còn giúp shopee có thể tiết kiệm được chi phí tiếp thị đáng kể.
    Ngoài ra những chiến dịch sale vào những dịp lễ quan trọng, dịp cuối năm cũng được shopee triển khai thường xuyên và đều đặn giúp gia tăng lượng khách hàng.

    II. Chiến lược marketing bổ sung của Shopee giúp thay đổi cục diện

    Chiến lược marketing bổ sung của Shopee giúp thay đổi cục diệnChiến lược marketing bổ sung của Shopee giúp thay đổi cục diện

    1. Chiến lược sử dụng người nổi tiếng

    Sử dụng tầm ảnh hưởng của người nổi tiếng để làm đại diện thương hiệu đang là chiến lược marketing được nhiều thương hiệu lớn áp dụng. Shopee cũng không ngoại lệ, họ mời rất nhiều nhân vật nổi tiếng có lượng fan khủng trong giới giải trí như: Sơn tùng MTP, Bảo Anh hay thậm trí là cả BLACKPINK nhóm nhạc nổi tiếng ở Hàn Quốc để làm gương mặt đại diện cho mình trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm, thương hiệu.

    2. Miễn phí vận chuyển

    Đây được coi là chiến lược kinh doanh của Shopee đem lại hiệu quả rõ nét. Thông qua một vài khảo sát shopee nhận thấy rằng phí vận chuyển hàng hóa là rào cản tương đối lớn với cả người mua hàng và bán hàng khi chuyển đổi từ hình thức mua hàng truyền thống sang mua hàng online.
    Có một sự thật rằng: Trong thương mại điện tử nếu bạn bán sản phẩm với giá 20 nghìn và phí ship là 4 nghìn thì người mua sẽ nói nó là đắt và rồi không mua. Nhưng cũng với sản phẩm ấy bạn bán với giá 24 nghìn và freeship thì người mua sẽ lại thấy hời.
    Do đó thay vì đẩy mạnh truyền thông, shopee bắt tay vào việc xây dựng hệ thống giao hàng chuyên nghiệp, vững chắc. Đồng thời nhấn mạnh yếu tố “free ship” trong những chiến dịch quảng bá của mình.

    3. Slogan của shopee yếu tố hỗ trợ sự thành công

    Bạn có biết câu slogan của shopee là gì không? – “Thích shoping, lướt shopee” câu slogan hay ngắn gọn, vui nhộn và nghe rất bắt tai. Tính chất ngắn gọn của các câu slogan của shopee cũng được thể hiện qua những lời bài hát có trong những quảng cáo TVC của shopee. Bên cạnh đó đây cũng được coi là những thông điệp của shopee mà hãng muốn gửi đến người dùng.

    III. Khách hàng mục tiêu của Shopee họ là ai?

    Thị trường mục tiêu của Shopee là khu vực Đông Nam Á, do đó đến thời điểm hiện tại Shopee đã có mặt trên 7 quốc gia trong đó có Việt Nam. Nhắc đến đối thủ cạnh tranh của Shopee trên mọi mặt trận không thể không nhắc Lazada, một thương hiệu con của Alibaba. Bên cạnh đó là những đối thủ cạnh tranh nội địa ở những thị trường cụ thể cũng đang là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Shopee.
     Khách hàng mục tiêu của Shopee họ là ai?
    Thị trường mục tiêu của Shopee là khu vực Đông Nam Á
    Điển hình như tại thị trường Việt Nam ngoài Lazada thì đối thủ cạnh tranh của Shopee còn đến từ: TiKi, Sendo, Adayroi. Hay tại Philippines có: Zalora, Tại Indonesia có: Tokopedia, Bukalapak…
    Khách hàng mục tiêu của Shopee họ là ai?
    Như đã chia sẻ ở trên thị trường mục tiêu của Shopee là những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Do đó khách hàng mục tiêu của Shopee sẽ là những nhóm khách hàng thuộc những quốc gia trên (Cụ thể bao gồm: Singapore, Myanmar, Thailand, Indonesia, Malaysia, Vietnam, Philippines).
    Đồng thời theo một số khảo sát cũng chỉ ra rằng khách hàng ở những quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á có nhu cầu mua sắm online cao và ngày càng gia tăng. Nhờ đó ngành thương mại điện tử cũng được cho là có mức tăng theo hàng năm vượt trội.

    IV.Tạm kết

    Như vậy trên đây là những phân tích về chiến lược marketing của Shopee dựa theo mô hình marketing 4P. Việc áp dụng những chiến lược hiệu quả giúp Shopee nhanh chóng trở thành cái tên nổi bật và có chỗ đứng trên thị trường thương mại điện tử mặc dù là kẻ đi sau. Hy vọng đây sẽ là bài viết hữu ích cho những ai muốn tham khảo các chiến lược marketing từ những thương hiệu lớn.

    Quý vị đang muốn tìm hiểu chi tiết thông tin để thiết kế gian hàng kinh doanh hiệu quả? Hãy truy cập https://hellosagano.com/ để kết nối với Sagano – Gói Thiết kế Đồ họa Tiết kiệm hoặc liên hệ hotline 035.803.6622 hoặc 0975.543.965. Sagano sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ thiết kế hiệu quả, giá tốt cho mọi khách hàng.

    sagano hotline tu van ngay 01

    Theo doi Sagano